GIẢI MÃ KÌ THI HSG QG SINH HỌC P2 (HOW TO CRACK THE VIETNAMESE BIOLOGY OLYMPIAD) : CAMPBELL – Kinh thánh Sinh học hay cái gối đầu giường 1 triệu 7

Chào mọi người, K đã quay lại với phần 2 của series GIẢI MÃ KÌ THI HSG QG SINH HỌC ( HOW TO CRACK THE VIETNAMESE BIOLOGY OLYMPIAD ). Trong phần này mình sẽ đề cập đến một thứ rất đặc thù với học sinh chuyên Sinh học nói chung và các bạn tham gia kỳ thi HSG QG Sinh học nói riêng, không gì khác chính là Campbell.

Đúng như tiêu đề, Campbell có thể rất có giá trị như là kinh thánh đối với học sinh chuyên Sinh ở Việt Nam nhưng nếu như không biết dùng đúng cách thì nó không khác gì một cái gối đầu giường đắt đỏ cả (không phải ngẫu nhiên mà hình dạng nó giống cái gối đâu, các bạn học chán quá có thể lấy ra gối mà ngủ đó 🙂 ). Vậy đâu là cách để học Campbell một cách hiệu quả ít nhất là đối với việc chuẩn bị cho kì thi HSG QG Sinh học. Nếu bạn đọc tới đây lại nghĩ :”Bài này chắc lại giống mấy bài hướng dẫn đọc sách như đọc đi đọc lại, không bỏ sót, ngồi nghiền ngẫm các thứ chứ gì.”. Không hề, đúng là mình sẽ cung cấp các tip đọc Campbell nhưng đồng thời mình sẽ làm một việc mà các bạn chắc chắn rất mong chờ đó là cung cấp danh sách những phần nào nên đọc, nên chú tâm và phần nào lướt qua là đủ dựa trên kinh nghiệm của mình để tiết kiệm thời gian và dồn toàn lực vào những phần nên đọc nhất.

Note*1: phiên bản Campbell mình sử dụng trong bài là Campbell bản 8 đã được dịch qua tiếng Việt bởi Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam.

nó đây

Note*2: với việc sử dụng Campbell này mình chỉ xét trong khuôn khổ việc học và chuẩn bị cho kì thi HSG QG môn Sinh học vòng 1 (vòng 2 thì học hết nhá). Với những chương mình đánh giá rằng chỉ cần lướt qua thì mình không hề hạ thấp giá trị kiến thức của những chương đó, chúng thật sự rất hay và lí thú mà mình chỉ cho rằng thay vì nên nghiền ngẫm chúng thì các bạn có thể dành lượng thời gian đó cho những chương khác mà dựa trên kinh nghiệm cá nhân mình thấy là quan trọng trong khuôn khổ kì thi HSG QG Sinh học.

Note*3: mình xin nhắc lại rằng toàn bộ chỉ là chia sẻ cá nhân của mình, thành tích của mình thật sự không cao lắm (chỉ một giải Nhì và một giải Ba) nên có thể tồn đọng kha khá lỗi, chính vì thế mình khuyên các bạn có thể đọc bài này cộng thêm hỏi xin lời khuyên của các anh chị khóa trên từ đó xác định được lộ trình để cày Campbell cho phù hợp với bản thân và mục tiêu của mình nhất.

A- Lựa chương nào để học bây giờ

Well well, Campbell dày vl, mở ra thấy gần 1500 trang và 56 chương. Nói thật nhìn đã muốn đi ngủ. Nhưng đừng đi ngủ, ngủ là rớt giải à! Hiểu được tâm lý đó mình sẽ chỉ dẫn cho các bạn trong số 56 chương này, chương nào nên chú tâm, chương nào nên lướt qua thôi ( quá sướng cho mấy đứa lười đó). Lưu ý là mình sẽ không đi vào review từng chương lẻ nhé do như vậy cái bài viết này sẽ rất dài và tốn thời gian, mình sẽ để việc hướng dẫn cho từng phân môn cho các bài viết tiếp theo. Mình sẽ đi qua mỗi phần và các chương trong Campbell theo thứ tự số nhé.

1. Mở đầu: Các chủ đề trong nghiên cứu sự sống

Đối với phần mở đầu này các bạn sẽ có xu hướng bỏ qua tuy nhiên mình vẫn rất mong các bạn có thể đọc qua phần khái niệm 1.1 “Các chủ đề kết nối các khái niệm sinh học”. Nếu nhìn vào mục lục thì các bạn sẽ thấy nó gồm các chủ đề như “Tế bào là đơn vị về cấu trúc và chức năng của cơ thể”, đối với mình thì đây chính là những chủ đề nền tảng cho việc học và tìm hiểu về Sinh học. Và như mình (có thể) đã từng nhắc đến, học cái gì cũng phải có gốc của nó. Và mình tin đây chính là gốc hay những trụ cột trong Sinh học. Sau này khi học về những thứ sâu hơn mọi người có thể nghĩ tại sao mình lại phí thời gian vào những thứ tưởng chừng đơn giản như thế này, nhưng mình tin rằng chính những thứ đơn giản như thế sẽ là nền tảng cho việc thấu hiểu và nhớ những kiến thức cao siêu hơn (nghe có vẻ đạo lý nhưng đúng là vậy 🙂 Đối với phần khái niệm 1.2 “Chủ đề then chốt: Tiến hóa giải thích cho tính thống nhất và sự đa dạng của thế giới sống: cũng vậy, sách đã ghi là then chốt thì nó quan trọng đấy, và thật sự rất quan trọng, nhớ đọc.

Còn đối với các mục khác trong phần khái niệm 1.3 thì các bạn có thể đọc lướt qua cũng được do chúng thật sự ít liên quan tới kì thi HSG QG Sinh học (vòng 1).

ĐỌC CHỌN LỌC!!!

2. Phần một “Hóa học sự sống” (chương 2-> 5)

Well, không nói nhiều, đáng để đọc và dành thời gian. Theo mình thấy thì kì thi HSG QG Sinh học (ít nhất vòng 1) sẽ không đòi hỏi kiến thức chuyên sâu phần Hóa sinh đâu nên đọc Campbell là đủ cho hóa sinh của vòng 1 rồi đó 🙂 Các bạn có thể bổ sung đọc thêm hóa sinh ở tài liệu chuyên, cái đó mình sẽ nói sau.

Tóm gọn lại ai lo lắng hóa sinh ra khó thì đừng sợ hãi, mình thấy Campbell là đủ xài rồi. Đây là áp dụng với hóa sinh lý thuyết còn hóa sinh thực hành ở ngày 3 thì các bạn sẽ được rèn luyện riêng trong quá trình bồi dưỡng đội tuyển HSG của thành phố nhé.

Còn về chương nên chú trọng thì mình nghĩ hai chương 4 và 5 các bạn nên đọc kĩ do đằng nào trọng tâm của chúng cũng là hóa sinh, còn hai chương trước đó thì kiểu hóa học tổng quát hơn.

ĐÁNG ĐỌC!!!!

3. Phần hai “Tế bào” (chương 6 -> 12)

Cũng như phần một, phần hai là một phần rất đáng đọc đối với Campbell, “Tế bào”. Thứ mình thích nhất về phần này ở Campbell đó chính là các hình minh họa thật sự rất đẹp và trực quan, đặc biệt đối với các bào quan trong tế bào, nên xem đó các bạn. Đồng thời đôi khi kiến thức cũng được Campbell viết một cách rất ngắn gọn và trình bày rất tốt để học và hiểu, ví dụ như bảng trình bày cấu trúc khung xương tế bào có hình minh họa (rất dễ nhớ nếu học theo bảng đó đó các bạn). Điểm trừ là có thể có một số phần trong đó hơi thừa sơ với cuộc thi HSG QG Sinh học vòng 1, các bạn nên tham khảo ý kiến từ các anh chị hoặc thầy cô.

Mình không thể đưa ra lời khuyên nên học chương nào nhiều hơn do thật sự việc khía cạnh nào của phần tế bào học có thể đưa vào đề mình thấy khá ngẫu nhiên thôi nên ráng nhé =)))

ĐÁNG ĐỌC!!!

4.Phần ba “Di truyền học” (chương 13 -> 21)

Lại là một chương rất đáng đọc khác nhé. Tuy có thể các kiến thức có thể là chưa đủ để các bạn tự tin bước vào kì thi nhưng thật sự rất đáng đọc như một tài liệu quan trọng trong quá trình chuẩn bị (mình sẽ nói rõ ở các bài sau). Và cũng như mọi khi, các hình minh họa thật sự rất chất, ví dụ như minh họa quá trình nhân đôi ADN nè.

Có thể với một số bạn thì sẽ thấy chương 13 và chương 14 khá là thừa thãi vì khi nhìn sơ qua mục lục có thể thấy là hầu hết nó sẽ nhắc lại các kiến thức về các kiến thức lớp 9 như các quy luật di truyền và từ đó bỏ qua hai chương này. Mình chỉ muốn nhắc nhở rằng thật sự các bạn nên coi qua hai chương này, một như là cách để học lại kiến thức cũ, hai là biết đâu các bạn sẽ khám phá những thứ rất thú vị.

một ví dụ cho điều thú vị có thể tìm thấy

Với các chương còn lại đều rất đáng đọc, đặc biệt với những thứ như điều hòa gen (18), công nghệ sinh học (20) và sự tiến hóa của hệ gen (21) là các phần rất đáng để chú tâm vào nhé.

ĐÁNG ĐỌC!!!

5. Phần bốn: “Các cơ chế tiến hóa” (chương 22 -> 25)

Khác với hầu hết các chương trước, theo mình thấy thì chương này có chứa những điểm mà mình cho là có thể chỉ cần đọc lướt qua là đã đủ để dành thời gian tập trung cho các chương khác.

Chương 22, chương này chủ yếu về các thuyết tiến hóa như của Lanmarck hay Darwin và dù cho chúng nằm ở trong chương trình học và thi HSG QG Sinh học thì trong các năm gần đây thật sự mình không còn thấy chúng xuất hiện thường xuyên nữa, và theo xu hướng ra đề hiện nay thì có lẽ cũng khó mà gặp. Chính vì thế chương này đọc qua là được, nếu thật sự có phần nào cần chú ý thì có thể là về các bằng chứng tiến hóa.

Đối với hai chương 23 và 24 thì gần như trái ngược với chương 22, theo mình thì hai chương này là trọng tâm trong đề thi vòng 1 (đặc biệt là về các nhân tố tiến hóa). Đáng để đọc, nghiền ngẫm và nhớ nhé.

Quay lại chương 25 về lịch sử sự sống trái đất thì cũng như chương 22, phần tiến hóa trong đề thi vòng 1 chủ yếu tập trung vào tiến hóa nhỏ chứ không phải tiến hóa lớn nên các bạn có thể lướt sơ qua là cũng đủ rồi. Với xu hướng ra đề hướng về tiến hóa nhỏ như hiện nay thì việc gặp các câu hỏi về tiến hóa lớn cũng khó xảy ra, nên các bạn có thể yên tâm (khuyên thế chứ ra thi nó chơi cú lừa hỏi về tiến hóa lớn thì mình cũng chịu 🙂

ĐỌC CHỌN LỌC !!!

6.Phần năm “Lịch sử tiến hóa đa dạng sinh học” (chương 26 -> 34)

Cuối cùng cũng tới cái chương mình ít động đến nhất trong Campbell =))))) Đúng như cái tên của nó, chương này bao ham lịch sử tiến hóa đa dạng sinh học và đặc điểm của các nhóm phân loại. Tuy nhiên rất tiếc khi đề thi vòng 1 rất ít (như tầm 3,4 năm gần đây là không thấy) động đến phần phân loại học và phân môn Sinh lý học người và động vật thì hình như chỉ hỏi câu hỏi về sinh lý người thôi ấy =)))). Nói thế chứ không phải chương này không có gì đáng đọc

Chương 26 về sự phát sinh chủng loại và sự sống theo mình là khá đáng đọc khi chứa nhiều kiến thức hay và có thể có khả năng ra ở phân môn tiến hóa như là sự tiến hóa của hệ gen. Một trong số chương đáng để đọc kĩ.

Chương 27 về vi sinh vật và các vi sinh vật cổ thì, cơ bản đây là một chương tập trung về vi khuẩn và các sinh vật nhân sơ khác. Đây cũng là một chương nên đọc để có kiến thức nền tảng cho phân môn vi sinh trong khi thi. Nên đọc đó các bạn.

Các chương còn lại về các giới sinh vật khác, nhưng thật sự những phần này mình thấy là rất hiếm gặp trong thi và các bạn đọc lướt qua cũng được nếu muốn dành thời gian nghiên cứu các phần khác 🙂

ĐỌC CHỌN LỌC !!!

7.Phần sáu “Hình dạng và chức năng thực vật” (chương 35 -> 39)

Well, đọc hết nhé =))) Thật sự kiến thức nào trong Campbell phần thực vật cũng có thể lấy ra thi được và cho dù không thì đối với thực vật các phần khác nhau của nó rất liên kết với nhau (như sự hút khoáng và nước với phát triển, sinh trưởng của thực vật nè) nên nếu đọc hết thì các bạn có thể giải quyết các vấn đề khác nhau ở phân môn này. Đáng để đọc và nghiền ngẫm.

Đề các năm có xu hướng bốc các câu hỏi của phần thực vật khá lộn xộn nên mình thật sự không biết khuyên chương nào nên chú trọng hơn, cứ học hết đi các bạn =)))

ĐÁNG ĐỌC!!!

8.Phần bảy “Hình thái và chức năng động vật” (chương 40 -> 51)

Phần dài nhất Campbell (thì 11 chương lận mà nhỉ), dù cho chương này rất hữu ích nhưng vì nó dài nên đọc phải có chọn lọc chứ không thì sợ các bạn lại chán quá lăn ra ngủ với cái gối 1 triệu 7 thì có toang =)))

Từ chương 40 đến 46 và chương 48 là các phần phải đọc nhé, trọng tâm thi ở trong đó hết =))))

Chương 47 và các chương 49 với 50 thì dù cho về cơ bản là vẫn có thể bóc ra thi nhưng đề vòng 1 cũng khả năng ra thật sự không cao, các bạn có thể đưa vào danh sách chỉ đọc lướt qua và không cần dành nhiều thời gian. Nói thế chứ đề năm 2016 hay 2017 gì đó có ra một câu về phôi sinh học đó (may quá năm đó mình chưa thi không là toang rồi 🙂

Chương 51 về hành vi tập tính dù cho khả năng ra thấp nhưng cảm tính mình vẫn lo về chương này, chính vì thế mình sẽ coi nó là chương nên đọc hết nhưng không cần dành nhiều thời gian nghiền ngẫm tập trung vào đó.

ĐỌC CHỌN LỌC !!!

9. Phần tám “Sinh thái học” (chương 52 -> 56)

Đấy là một phần quan trọng trong Campbell đó mọi người. Với các chương từ 52 tới 55 thì mình khuyên là nên đọc hết và nghiền ngẫm, trọng tâm thi ở đó đấy =))) Riêng với chương 56 thì mình nghĩ các bạn nên chú tâm vào phần đa dạng sinh học và bảo tồn đã dạng sinh học, phần còn lại của chương đọc lướt là ổn.

ĐÁNG ĐỌC!!!

B- Các tip hữu ích đọc Campbell

Với phần B bài viết mình xin chia sẻ một vài mẹo khi sử dụng Campbell mà có thể các bạn đã biết hoặc chưa biết 🙂

1.Dùng các sticker màu để đánh dấu các chương

Well, Campbell có tới 56 chương lận, mà dày tới 1500 trang nữa. Nói thật mỗi lần mở Campbell ra kiếm chương nào đó thì phải giở phục lục ra xem rồi lại mở tới trang đó thì hơi cực. Chính vì thế các bạn có thể xem xét việc sử dụng các sticker màu để đánh dấu các chương trong Campbell.

Thật sự nó sẽ giúp các bạn tiết kiệm rất nhiều thời gian và công sức trong việc giở đến chương mình cần tìm á 🙂

2.Làm một quyển vở tóm tắt nội dung quan trọng các chương Campbell

Cái mẹo này mình học từ một người bạn và thấy nó rất hiệu quả luôn á. Việc tóm tắt này giúp các bạn rất nhiều như là yêu cầu phải đọc, nghiền ngẫm với hiểu mới tóm tắt đc (tạo động lực đó mấy má 🙂 với sau này gấp rút muốn ôn lại thì mở vở đó ra ôn, Siêu hiệu quả 🙂 Nói thế chứ nếu có thời gian để ôn tập thì vẫn ưu tiên mở Campbell ra nhé 🙂

3. Chú ý đến các bảng biểu/sơ đồ/thí nghiệm nhé =))

Thật sự khi học có một vài trường hợp mọi người chỉ đọc lý thuyết chay cho hiểu thôi chứ không đụng đến bảng biểu, sơ đồ 🙂 Thật sự hành động này có thể có hại sau này do có thể các thầy cô bê sơ đồ đó chỉnh sửa là ra được đề thi 🙂 Đồng thời việc đọc thí nghiệm hay nghiên cứu các bảng biểu, sơ đồ cũng giúp các bạn liên kết kiến thức học được với ứng dụng trong giải quyết vấn đề đó 🙂

That’s all. Bài thứ 2 trong series rồi nhỉ, đây là bài mình viết khá dài và đầu tư rất nhiều công sức. Mong nó có thể giúp ích phần nào cho mọi người!

Stay tuned cho các phần tiếp theo nhé mọi người :))))


14 bình luận về “GIẢI MÃ KÌ THI HSG QG SINH HỌC P2 (HOW TO CRACK THE VIETNAMESE BIOLOGY OLYMPIAD) : CAMPBELL – Kinh thánh Sinh học hay cái gối đầu giường 1 triệu 7

    1. Hi em, xin lỗi vì phản hồi chậm.
      Theo anh thì việc đọc Campbell từ sớm là việc rất tốt. Việc nắm vững các khái niệm và nguyên lí cơ bản ngay từ đầu thì thật sự rất hữu ích trong quá tình đọc các sách nâng cao và bài tập. Đồng thời thì sau khoảng thời gian chọn đội tuyển thi QG cho đến kì thi chính thức chỉ tầm 3 tháng, cũng không phải là khoảng thời gian dài để em tu Campbell được. Chính vì thế nên nếu là anh thì anh sẽ đầu tư cho nó trước kì thi chọn HSG QG.
      Tuy nhiên giả sử nếu như kì thi chọn HSG QG đang gần đến (rất gấp rút và còn ít thời gian) và em cảm thấy có những thứ khác phải ưu tiên hơn (như việc rèn đề) thì em có thể tạm gác Campbell lại để tập trung cho việc lọt vào đội tuyển QG. Suy cho cùng thì em phải thuộc đội tuyển thì mới tham gia kì thi này được.

      Thích

  1. Dạ, em cảm ơn anh. Nhưng chỗ em ở vùng nông thôn nên không có các hiệu sách lớn ấy ạ. Em muốn mua Campbell nhưng mua qua mạng thì em sợ mua phải hàng giả ấy ạ :((( anh có biết web nào bán sách Campbell uy tín có thể chỉ em với được không ạ?

    Thích

    1. Xin lỗi em do anh phản hồi chậm. Về lý thuyết thì vẫn còn kịp nhưng thành công hay không nó còn tùy vào nền tảng có sẵn, môi trường, và đặc biệt nhất là nỗ lực của bản thân em. Em có đam mê và khả năng chấp nhận những hậu quả đi kèm với nó thì cứ triển thôi em. Chúc em may mắn.

      Đã thích bởi 1 người

Bình luận về bài viết này